Tác dụng vitamin D là gì? Vai trò của vitamin D với sức khỏe


Vitamin D là thành phần quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, giúp hỗ trợ điều chỉnh, cân bằng lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Loại vitamin này mang đến những lợi ích khác nhau với tất cả các đối tượng, từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Cùng Solife tìm hiểu về vai trò, tác dụng Vitamin D trong bài viết sau!
1. Vitamin D là gì?
Vitamin D không phải là dạng đơn lẻ như vitamin A, C, E…mà nó là một nhóm các secosteroid có khả năng tan trong chất béo. Loại vitamin này có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như: Qua thực phẩm, ánh nắng mặt trời…sau đó cơ thể sẽ hấp thụ và tạo nên.
Trong thực tế, vitamin bao gồm 5 dạng cơ bản, từ D1 đến D5. Trong đó, có 2 loại phổ biến nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới tác dụng vitamin D: Vitamin D2 (ergocalciferol) có trong một số loài nấm, thực vật và vitamin D3 (cholecalciferol) có nhiều ở da động vật và da người.
2. Tác dụng vitamin D đối với sức khỏe cơ thể
Vitamin D được đánh giá là một trong những chất trong thể thiếu đối với quá trình hình thành và phát triển của cơ thể. Thiếu hụt loại vitamin này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vậy uống vitamin D có tác dụng gì? Dưới đây là những tác dụng của vitamin D điển hình nhất:
- Ổn định và phát triển cấu trúc xương: Thông qua việc phân phối, điều chỉnh và hấp thụ canxi, photpho, vitamin D giúp hình thành và phát triển cấu trúc xương, nhất là với trẻ nhỏ.
- Chống nhiễm trùng: Vitamin D có tác dụng tốt trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh hay cảm cúm. kết hợp với vitamin C là một bộ đôi hoàn hảo giúp nâng cao sức khỏe toàn diện.
- Tăng cường sức khỏe xương: Vitamin D hỗ trợ việc hấp thu canxi, photpho vào cơ thể tốt hơn, từ đó duy trì sự chắc khỏe của xương khớp, hạn chế nguy cơ gãy xương, loãng xương khi về già.
- Tốt cho răng: Tác dụng vitamin D đối với răng được thể hiện thông qua việc giúp răng chắc khỏe, trắng sáng, hạn chế chảy máu chân răng, viêm lợi, các bệnh về nướu,….
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Hỗ trợ giảm huyết áp cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, tác dụng vitamin D còn hỗ trợ:
- Giảm khả năng mắc ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt ở nhiều đối tượng khác nhau.
- Làm giảm cảm giác thèm ăn, góp phần kiểm soát cân nặng cho cơ thể.
3. Vai trò quan trọng của vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng với tất cả mọi đối tượng, từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cho tới người bình thường. Cụ thể:
Tác dụng vitamin D với người lớn:
- Phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư đại tràng.
- Cải thiện trí lực, ngăn chặn chứng suy giảm trí nhớ khi tuổi tác ngày càng cao.
Đối với người già:
- Bảo vệ xương khớp và thể chất, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, khó khăn trong vận động, đi lại ở người cao tuổi.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ.
Đối với trẻ em:
- Tác dụng vitamin D là vô cùng cần thiết cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, giúp bảo vệ và phát triển hệ thống xương khớp, hỗ trợ điều hòa lượng canxi trong máu.
- Thiếu vitamin D trẻ dễ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chiều cao không lý tưởng, chân vòng kiềng…
- Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống các loại virus gây bệnh cảm cúm, sổ mũi,…làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp.
Phụ nữ mang thai và cho con bú:
Bổ sung đầy đủ vitamin D trong thời gian mang bầu và khi cho con bú giúp bảo vệ hệ miễn dịch, giúp mẹ và bé chống lại các bệnh thông thường. Ngoài ra, vitamin D cùng làm hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
4. Một số tác dụng phụ của vitamin D mà bạn nên lưu ý
Không thể phủ nhận tác dụng vitamin D khi được sử dụng với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều vitamin này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
Theo nghiên cứu, trẻ em trên 9 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người lớn tuổi sử dụng hàm lượng lớn hơn 4.000 IU vitamin D mỗi ngày có thể gặp phải các tình trạng sau:
- Buồn nôn, nôn khan khó chịu
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón.
- Giảm cân, sụt cân liên tục
- Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, căng thẳng,…
- Gây nên các tổn thương về tim mạch, thận.
Ngoài ra, vitamin D có thể tương tác với một số loại thuốc sau:
- Kết hợp với chất kết dính phốt phát chứa nhóm làm tăng hàm lượng nhôm trong cơ thể, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh thận.
- Thuốc chống co giật: Phenobarbital hay Phenytoin làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D và vitamin A.
- Thuốc trị vẩy nến có hàm lượng Calcipotriene, kết hợp với vitamin D sẽ làm tăng nồng độ canxi trong máu.
- Thuốc điều trị bệnh tim có chứa Digoxin, sử dụng cùng lúc với vitamin D liều cao làm tăng nguy cơ tử vong.
Trên đây là những tác dụng vitamin D đối với sức khỏe con người. Hãy bổ sung đầy đủ loại vitamin này thông qua việc tắm nắng mặt trời, sử dụng các loại thực phẩm bổ sung để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng tránh nguy cơ bệnh tật. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của Solife!
Nguồn tham khảo:
“Tầm quan trọng của Vitamin D với sức khỏe cơ thể” – Medlatec, truy xuất từ
https://medlatec.vn/tin-tuc/tam-quan-trong-cua-vitamin-d-voi-suc-khoe-co-the-s195-n19609
ngày truy xuất: 5/4