Những tác dụng phụ của vitamin C bạn có thể gặp phải

24.03.23 375

Không ai có thể phủ nhận vai trò của vitamin C đối với sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế loại vitamin này cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Solife điểm qua những tác dụng phụ của vitamin C cũng như cách sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

1. Những tác dụng phụ vitamin C bạn có thể gặp phải

Vitamin C là dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe làn da, xương, răng, sụn và bảo vệ các tế bào cơ thể. Theo khuyến cáo, cơ thể chỉ nên nạp tối đa 2000mg loại vitamin này mỗi ngày. Với trẻ em chỉ cần bổ sung khoảng 400 – 1200mg/ngày tùy vào độ tuổi.

Mặc dù là loại vitamin rất tốt, thế nhưng vitamin C cũng có những tác dụng phụ nhất định, có thể kể đến như:

  • Buồn nôn.
  • Nôn liên tục.
  • Ợ nóng.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Tiêu chảy.
  • Mất ngủ.
  • Phát ban, mẩn đỏ.
  • Nổi mề đay.

Những tác dụng phụ của vitamin C

Đây là những tác dụng phụ của vitamin C thường gặp nhất. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng này thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngưng hoàn toàn việc sử dụng vitamin C trong các trường hợp:

  • Sụt cân nhanh chóng, đau, co thắt dạ dày.
  • Ớn lạnh, sốt, co giật.
  • Cảm giác buồn tiểu, tiểu rắt, đi tiểu khó khăn, có máu trong nước tiểu.
  • Đau dữ dội ở vùng hông, lưng dưới.

Một số trường hợp lạm dụng vitamin C hoặc sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như:

  • Viêm thực quản.
  • Tắc ruột.
  • Sỏi thận.
  • Hấp thụ sắt dư thừa.
  • Hỏng men răng.

Ngoài những tác dụng phụ khi uống vitamin C kể trên, loại vitamin này còn tương tác với:

  • Nhôm: Uống vitamin C có thể làm cơ thể tăng khả năng hấp thụ nhôm từ các loại thuốc chứa nhôm, điển hình như phosphate binders (chất kết dính phosphate).
  • Hóa trị: Vitamin C có chứa chất chống oxy hóa. Do đó có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị ung thư.
  • Estrogen: Sử dụng vitamin C cùng lúc với thuốc tránh thai hay các liệu pháp thay thế hormone có thể làm gia tăng nồng độ estrogen bên trong cơ thể.
  • Chất ức chế protease: Vitamin C có thể làm giảm tác dụng của loại thuốc kháng virus thường gặp này.
  • Warfarin: Liều cao vitamin C có thể gây ra những tương tác của cơ thể với một số loại thuốc chống đông máu.

Xem thêm:

2. Những điều nên làm khi sử dụng vitamin C

Từ những tác dụng phụ của vitamin C trên, người dùng cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng chúng. Nếu không có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe nói chung.

Trong quá trình bổ sung vitamin C, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Sử dụng liều lượng vitamin C theo đúng chỉ dẫn từ nhà sản xuất hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng theo khuyến cáo đã được đưa ra.
  • Thứ hai: Bổ sung vitamin C đều đặn mỗi ngày, không tự ý ngừng sử dụng vitamin C đột ngột, thay vào đó hãy giảm dần liều lượng rồi mới dừng hẳn. Việc này cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thứ ba: Chỉ nên bổ sung vitamin C liên tục trong khoảng 3 – 6 tháng, sau đó ngừng sử dụng một thời gian để cơ thể có thể hấp thụ tối đa dưỡng chất. Không nên dùng vitamin C trong thời gian dài, liên tục.
  • Thứ tư: Chú ý bổ sung vitamin C từ các loại thực phẩm, trường hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C thì nên uống nhiều nước để có thể hòa tan nhanh hơn. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe toàn diện.

Khi sử dụng vitamin c nên làm gì

  • Thứ năm: Trong trường hợp quên uống vitamin C, hãy bổ sung kịp thời ngay sau đó. Nếu như quá sát giờ cho lần uống tiếp theo thì có thể bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không tự ý gấp đôi liều dùng trong trường hợp quên liều.
  • Thứ sáu: Khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào cũng cần báo với nhân viên y tế. Bởi thực tế nồng độ vitamin C quá cao trong có thể có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chung.
  • Thứ bảy: Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ của vitamin C, hãy ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để được khắc phục

3. Những điều không nên làm khi sử dụng vitamin C

Dưới đây là những việc không nên làm để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của vitamin C đối với cơ thể:

  • KHÔNG tự ý tăng/giảm liều lượng, ngưng sử dụng vitamin C đột ngột mà không có chỉ định từ bác sĩ.
  • KHÔNG sử dụng vitamin C trong trường hợp dị ứng với thành phần có trong chất bổ sung vitamin C đó.
  • KHÔNG bổ sung vitamin C cho bệnh nhân bị thận hoặc có tiền sử mắc bệnh sỏi thận. Với những bệnh nhân đang điều trị bệnh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bà bầu cần chú ý khi sử dụng vitamin c

  • KHÔNG NÊN hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh…trong quá trình bổ sung vitamin C để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là danh sách những tác dụng phụ của Vitamin C và những lời khuyên hữu ích mà Solife muốn gửi tới bạn đọc. Hãy sử dụng vitamin C đúng mục đích, đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.

Xem thêm: Uống Collagen và vitamin C cùng lúc có được không?

Trần Hoàng Uyên (Senior Manager Pharmaceutical company) là chuyên gia cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý dược I tại Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và hiện đang công tác tại công ty dược phẩm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dược, chị Hoàng Uyên là chuyên gia cộng tác tham vấn y khoa cho danh mục blog cũng như các nội dung liên quan trên Solife. (Tran Hoang Uyen (Senior Manager Pharmaceutical company) is a senior specialist with many years of experience in the Pharmaceutical field. She graduated Bachelor of Pharmacy Management I at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City and is currently working for a pharmaceutical company. With more than 10 years of experience working in the pharmaceutical industry, Ms. Hoang Uyen is a medical consultant collaborator for content on Solife's website.)