Những tác dụng phụ của kẽm Zinc có thể bạn chưa biết


Kẽm là một khoáng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người. Bạn có thể bổ sung kẽm ở các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày hoặc qua các loại thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khoẻ và tránh rối loạn hệ miễn dịch. Tuy vậy, bạn cũng cần kiểm soát số lượng tiêu thụ kẽm, bổ sung quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ của kẽm Zinc, dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
1. Bổ sung quá nhiều kẽm dẫn đến các tác dụng phụ
Kẽm là một vi chất có mặt trong tự nhiên, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Thông thường, kẽm không tự tổng hợp được ở cơ thể mà phải bổ sung qua các loại thực phẩm, thuốc ở bên ngoài. Khoáng chất này đem đến rất nhiều tác dụng quan trọng như:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Tăng khả năng chữa lành vết thương.
- Giúp điều trị mụn.
- Ngăn ngừa tình trạng loãng xương, nhất là đối với người cao tuổi.
- Hỗ trợ cải thiện thoái hoá điểm vàng đối với người già.
- Phát triển và cải thiện hệ thần kinh.
- Điều hoà chức năng nội tiết trong cơ thể người.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bổ sung dư thừa kẽm sẽ khiến cơ thể bị tổn thương và gây nên những bệnh lý nghiêm trọng nếu như không được phát hiện kịp thời. Khi bổ sung với mức dung nạp là 40mg/ngày trong thời gian tương đối dài sẽ gây ra tình trạng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe với các biểu hiện: ho, cảm thấy lạnh trong người, hay các triệu chứng khác như buồn nôn, khó thở, giảm hấp thu, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng tế bào T,…
2. Những tác dụng phụ của kẽm zinc bạn có thể gặp phải
2.1 Buồn nôn
Khi người bệnh sử dụng kẽm quá liều lên tới 225mg/ngày sẽ gây ra hiện tượng nôn mửa. Mặc dù nôn sẽ giúp thải lượng kẽm trong người ra một cách nhanh nhất, tuy nhiên đây cũng không phải là phương pháp tối ưu vì sẽ gây ra những biến chứng sau này. Khi dung nạp quá nhiều kẽm vào cơ thể, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm, khám chữa bệnh kịp thời.
2.2 Đau bụng, tiêu chảy
Tác dụng phụ của kẽm còn khiến người sử dụng gặp phải các vấn đề về tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là táo bón. Đây là hiện tượng dễ gặp nhất khi bạn bị kích ứng ruột và xuất huyết tiêu hoá khi sử dụng kẽm quá liều. Không những thế, nồng độ kẽm được cung cấp vượt mức 20% trong cơ thể còn gây tổn thương, ăn mòn hệ tiêu hoá trên diện rộng.
2.3 Thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon miệng
Một trong những tác dụng phụ của kẽm phải kể đến đó là tình trạng ăn không ngon miệng, chúng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề vị giác của bạn. Bạn luôn cảm thấy đắng miệng khi ăn hoặc cảm giác như đang nhai kim loại trong miệng khi bổ sung kẽm lâu dài, quá liều lượng.
2.4 Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Sử dụng kẽm với thời gian dài như một loại thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng lớn đến tuyến tiền liệt, tạo ra chất gây ung thư ở bộ phận này. Các nhà khoa học tại trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering đã tiến hành thí nghiệm với sự tham gia của 4700 nam giới trong 14 năm với kết luận rằng sử dụng kẽm thường xuyên, trong một quá trình dài sẽ đẩy nhanh quá trình ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
2.5 Giảm khả năng hấp thụ đồng
Thiếu hụt đồng là triệu chứng phổ biến ở người tiêu thụ quá nhiều kẽm trong thời gian dài. Bởi theo nghiên cứu, đồng và kẽm là hai chất đối lập, cạnh tranh nhau trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể và được hấp thụ thông qua ruột non của con người. Kẽm và đồng xung đột với nhau để tạo sự liên kết protein, tuy nhiên nếu kẽm vượt quá liều lượng cho phép (khoảng 40mg/ngày) sẽ lấn át đồng, làm khả năng liên kết của đồng yếu đi vì vậy việc hấp thụ chất này trong cơ thể cũng trở nên khó khăn hơn.
2.6 Hạn chế hệ miễn dịch hoạt động
Hệ miễn dịch và kẽm có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi kẽm là một vi chất có tác dụng cho sự phát triển bình thường của các tế bào miễn dịch bẩm sinh ở trong cơ thể. Nếu không có kẽm, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ hoạt động kém và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột cùng một số biểu hiện bên ngoài cơ thể như: viêm da, mụn bọc, mụn mủ,…
Như vậy, dù bổ sung kẽm bằng cách nào thì bạn cũng nên chú ý đến liều lượng sử dụng để giảm đi tình trạng do tác dụng phụ của kẽm gây ra. Mong rằng bài viết trên đây của Solife sẽ giúp bạn có cách phòng tránh các bệnh lý gây nên bởi tình trạng thừa hoặc thiếu kẽm.