Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở người già


Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ gãy xương cũng như các chấn thương trong quá trình vận động. Cùng Solife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh loãng xương ở người già qua bài viết sau!
1. Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là gì? Loãng xương là hiện tượng mật độ xương trong cơ thể suy giảm, xương mất dần hàm lượng canxi và khoáng chất vốn có. Điều này đã khiến xương trở nên giòn, yếu, giảm khả năng chịu lực và dễ gãy hơn bình thường.
Bệnh loãng xương ở người già thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có sự khác nhau ở mỗi người, mỗi độ tuổi. Loãng xương chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương ở người già có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và biểu hiện qua những triệu chứng cụ thể.
2.1 Nguyên nhân bệnh loãng xương
Loãng xương ở người cao tuổi xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Có thể kể đến:
- Quá trình lão quá: Tuổi càng cao, quá trình tái tạo xương càng suy giảm. Từ đó khiến cho mật độ xương ngày một giảm xuống, xương mất đi khoáng chất và canxi, trở lên “loãng” hơn.
- Sau mãn kinh: Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh sẽ bị suy giảm nội tiết tố estrogen, giảm tiết hormon tuyến cận giáp và khả năng hoạt động của enzyme. Từ đó khiến chất khoáng ở xương suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh về xương.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như cường giáp, tiểu đường, gan, suy thận mạn tính, viêm khớp dạng thấp,…cũng có thể là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng loãng xương.
- Mắc phải bệnh lý: Khi mắc phải một số bệnh lý, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với bệnh loãng xương.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nguyên nhân bệnh loãng xương ở người già có thể đến từ việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trong một thời gian dài. Điển hình như: Corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh,…
- Chế độ dinh dưỡng: Mỗi ngày cơ thể cần tối thiểu 1.200mg canxi và 800 IU vitamin D để duy trì sự chắc khỏe của xương khớp. Nếu không đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết sẽ dẫn tới sự thiếu hụt canxi, gây ra các vấn đề về xương.
- Chế độ sinh hoạt: Việc ít vận động, không tập luyện thể dục, thể thao là nguyên nhân dẫn đến độ linh hoạt của xương bị suy giảm, từ đó gây ra bệnh loãng xương ở người già.
2.2 Dấu hiệu bệnh loãng xương
Loãng xương ở người cao tuổi thường có diễn biến khá “thầm lặng” và chỉ biểu hiện ra bên ngoài khi đã xuất hiện biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết thông quá các triệu chứng sau đây:
- Đau nhức xương. Đây là một triệu chứng của bệnh loãng xương điển hình và dễ nhận thấy nhất. Người bệnh có thể cảm nhận thấy cảm giác đau nhức, khó chịu ở các cơ xương, khớp.
- Xương yếu, rất dễ gặp phải chấn thương và gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ như: bị trẹo chân, vấp ngã khi đi bộ, bê nhiều đồ,…
- Đau kèm theo hiện tượng co cứng ở các cơ dọc cột sống, có thể lan sang hai bên mạn sườn. Cơn đau đặc biệt dữ dội khi người bệnh vận động, đi lại hoặc mang vác.
- Xuất hiện tình trạng gù lưng, vẹo cột sống, chiều cao bị giảm đi do đốt sống bị xẹp, lún,…
Với những người ở độ tuổi trung niên, bệnh loãng xương có thể đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp hay cao huyết áp,…Người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, chuột rút, đổ nhiều mồ hôi,…
3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương
Bệnh loãng xương ở người già có thể phần nào cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
3.1 Bị bệnh loãng xương nên ăn gì?
Bị bệnh loãng xương nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều người hiện nay. Thực tế, người mắc bệnh loãng xương cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D, điển hình như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60%, giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, nên bổ sung sữa và các chế phẩm như sữa chua, phomai…để cải thiện bệnh loãng xương ở người già.
- Hải sản: Giàu canxi, đạm, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nên hạn chế loại thực phẩm này với những người bệnh loãng xương kèm theo tình trạng gout.
- Trứng: Là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, selen, vitamin, folate, protein…có lợi cho hệ xương.Rau củ quả: Không chỉ có lợi cho bệnh loãng xương mà các loại rau củ quả còn rất có ích cho sức khỏe. Người bệnh loãng xương nên ưu tiên ăn luộc để có thể hấp thu nhiều canxi và vitamin D nhất.
- Ngũ cốc: Chứa hàm lượng vitamin D, canxi cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nên ưu tiên các loại ngũ cốc không đường hoặc ít đường, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường.
- Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp khác, như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
- Xương ống động vật: Có nhiều canxi và khoáng chất như phốt pho, sắt, kẽm, đồng, niken, muối khoáng,… rất tốt cho việc bảo vệ, phòng chống loãng xương cũng như các bệnh về xương khớp khác.
Xem thêm:
- 9 cách phòng chống loãng xương hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm
- Hướng Dẫn Bổ Sung Canxi Cho Người Già Đạt Hiệu Quả Cao
3.2 Bị bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?
Bệnh loãng xương ở người già nên kiêng ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung thường xuyên, người bị loãng xương cần hạn chế:
- Thực phẩm giàu protein: Nên tiêu thụ protein ở mức độ vừa phải bởi dư thừa protein sẽ dẫn đến việc tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
- Các loại thịt chế biến sẵn: giăm bông, xúc xích, thịt hộp, khô gà, khô bò,…hoặc các loại thức ăn nhanh như: gà rán, pizza, khoai tây chiên,…
- Rau chân vịt và các loại thực phẩm chứa oxalat: Làm ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể.
- Các loại thức uống như: Nước ngọt và nước ngọt có ga chứa axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Caffeine có trong cà phê và trà sẽ làm canxi thoát ra khỏi xương. Ngoài ra, uống nhiều rượu, bia cũng dẫn đến hiện tượng tăng bài tiết canxi qua đường tiểu.\
- Thực phẩm chứa nhiều axit: Bột mỳ, bánh ngọt, bánh quy, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,…
- Rau họ cà (nấm, cà chua, cà tím, ớt chuông,…): Chứa alkaloid có thể gây viêm đau, sưng khớp do tích tụ canxi ở các mô.
- Thức ăn mặn (chứa muối, mắm,…): Natri trong muối ăn gây mất canxi và làm xương yếu dần theo thời gian.
Trên đây là những giải đáp của Solife về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh loãng xương ở người già. Cùng với đó là những lưu ý về các loại thực phẩm nên bổ sung hoặc nên tránh nếu muốn bảo vệ xương.
Bệnh loãng xương có thể làm ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phần nào làm giảm đi những triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh thoải mái, giảm cảm giác khó chịu.