Những dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể bạn nên lưu ý

05.06.23 137

Kẽm được xem là một trong những khoáng chất quan trọng đối với sức khoẻ của chúng ta. Dưỡng chất này tham gia vào các quá trình sinh học, phản ứng enzym,… nhằm đảm bảo quá trình sống của cơ thể. Nếu lượng kẽm trong chúng ta giảm đi đáng kể, sức khoẻ cũng sẽ bị suy giảm, gây nên nhiều hậu quả xấu đáng lo ngại. Vậy dấu hiệu thiếu kẽm là gì? Làm sao để nhận biết các tình trạng này. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thông qua nội dung bên dưới nhé!

1. Lượng kẽm cần thiết cho cơ thể người là bao nhiêu?

Việc cung cấp kẽm là điều vô cùng quan trọng. Bởi đây là một dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và giúp cải thiện một số tình trạng xấu về sức khoẻ như: Rụng tóc, ốm vặt,… Để bổ sung lượng kẽm đủ cho cơ thể, bạn có thể lựa chọn cho mình những thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm cao như: Hàu, cá trích, thịt đỏ,…

Theo như nghiên cứu đến từ các chuyên gia y tế đã chỉ ra: đối với người có cơ thể bình thường nên sử dụng khoảng 40 mg kẽm nhằm giúp giảm thiểu tình trạng bị thiếu kẽm. Ngoài ra, tuỳ vào từng thể trạng, độ tuổi và mức độ cần thiết, hàm lượng kẽm được cung cấp cũng sẽ có những biến đổi khác nhau:

  • Đối với trẻ từ dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung 2 mg kẽm/1 ngày.
  • Đối với trẻ trong khoảng từ 7-12 tháng tuổi nên bổ sung 3mg kẽm/ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi nên bổ sung 5mg kẽm/1 ngày.
  • Đối với nam giới từ 9-13 tuổi có thể sử dụng 8mg kẽm/ngày.
  • Nam giới từ 14-19 tuổi có thể hấp thụ được 9-11mg kẽm/ngày.
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú có thể sử dụng từ 8-12mg kẽm/ngày nhằm giúp cho cả mẹ và bé đều phát triển tốt.

dau-hieu-thieu-kem-1

2. Những dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể

Triệu chứng thiếu kẽm thường dễ dàng nhận biết. Mỗi một dấu hiệu đều sẽ có cách thức phân biệt riêng. Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ bản thường thấy đối với cơ thể bị thiếu kẽm.

2.1 Vết thương lâu lành

Dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn thường khó nhận biết hơn trẻ nhỏ. Tuy nhiên vết thương lâu lành cũng là một trong những biểu hiện giúp bạn nhận ra rằng cơ thể nên được bổ sung kẽm. Thiếu hụt kẽm sẽ làm cho các vết thương lâu khô, cần nhiều thời gian để hồi phục, làm cho người bệnh thêm lo lắng và sợ hãi.

dau-hieu-thieu-kem-1

2.2 Sụt cân

Một trong các dấu hiệu thiếu kẽm dễ nhận biết nhất đó là sụt cân không nguyên nhân trong một thời gian ngắn. Việc cơ thể không phát triển tốt đều do hàm lượng kẽm không được cung cấp đủ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, thiếu kẽm sẽ làm cho bé chậm lớn, giảm khả năng miễn dịch và thường xuyên ốm vặt. Từ đây cân nặng của bé cũng sẽ giảm sút bất thường.

2.3 Rụng tóc

Dấu hiệu thiếu kẽm như thế nào? Rụng tóc nhiều và kéo dài cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu kẽm. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng kẽm sẽ làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Từ đây, các chất độc và vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vùng da đầu làm cho tóc yếu dần và dẫn đến gãy rụng.

Để hạn chế được tình trạng này, bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm cung cấp kẽm an toàn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chọn mua các dòng dưỡng tóc giàu kẽm nhằm giúp tóc thêm chắc khỏe và mềm mượt sau khi sử dụng.

2.4 Dễ bị cảm lạnh

Một trong những dấu hiệu thiếu kẽm đó chính là dễ bị cảm lạnh. Tình trạng này thường được nhiều người gọi bằng cái tên quen thuộc là “ốm vặt”. Kẽm có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch, cung cấp các thành phần cấu tạo nên tế bào bạch cầu, tuyến giáp và các hormon. Vậy nên khi thiếu kẽm, cơ thể của chúng ta sẽ trở nên yếu dần, dễ bị tổn thương bởi các yếu tố tự nhiên nên rất dễ bị cảm lạnh.

dau-hieu-thieu-kem-1

2.5 Thị lực kém

Biểu hiện thiếu kẽm đó chính là suy giảm thị lực hay còn gọi là thị lực kém. Thông thường, sau khi kẽm được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể sẽ được chuyển đến mắt và đặc biệt là võng mạc. Bên cạnh đó, nó còn giúp vận chuyển Vitamin A từ gan đến võng mạc một cách hiệu quả. Chính vì vậy nếu lượng kẽm trong cơ thể bị thiếu hụt thì hàm lượng vitamin A cũng bị giảm đi đáng kể, gây nên tình trạng suy giảm thị lực và có thể dẫn đến cận thị.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về kẽm cũng như những dấu hiệu thiếu kẽm thường được biểu hiện ở cơ thể mà chúng ta có thể nhận diện. Với các nội dung hấp dẫn kể trên, Solife hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức liên quan đến sức khoẻ. Từ đó tìm kiếm cho mình các cách thức cân bằng dưỡng chất tốt giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trần Hoàng Uyên (Senior Manager Pharmaceutical company) là chuyên gia cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý dược I tại Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và hiện đang công tác tại công ty dược phẩm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dược, chị Hoàng Uyên là chuyên gia cộng tác tham vấn y khoa cho danh mục blog cũng như các nội dung liên quan trên Solife. (Tran Hoang Uyen (Senior Manager Pharmaceutical company) is a senior specialist with many years of experience in the Pharmaceutical field. She graduated Bachelor of Pharmacy Management I at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City and is currently working for a pharmaceutical company. With more than 10 years of experience working in the pharmaceutical industry, Ms. Hoang Uyen is a medical consultant collaborator for content on Solife's website.)