Những biểu hiện của trẻ thiếu Vitamin C bố mẹ nên chú ý


Việc bổ sung kịp thời, đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh khi nuôi dạy con cái. Nếu trẻ thiếu vitamin C trong cơ thể sẽ làm cho sức đề kháng suy giảm, bị các virus có hại tấn công. Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin C dễ nhận biết như chảy máu, mềm xương,… cha mẹ cần nhanh chóng nhận biết để kịp thời bổ sung vitamin C cho trẻ bằng các loại thực phẩm và thuốc có chứa vitamin C. Tìm hiểu rõ hơn ở bài viết này của Solife nhé!
1. Tại sao nên bổ sung Vitamin C cho trẻ
Vitamin C có tên gọi khác là acid ascorbic, là một chất vô cùng cần thiết cho quá trình hình thành mạch máu, chất dẫn truyền thần kinh,…. Loại vitamin này có sẵn trong các thực phẩm từ tự nhiên hoặc dưới dạng thực phẩm chức năng với hình dáng, công dụng đa dạng trên thị trường. Vitamin C được các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá là mang nhiều lợi ích quan trọng như:
- Khả năng tổng hợp và hình thành collagen mới, sụn, cơ: điều này giúp duy trì hoạt động của các mô cơ trong cơ thể, giúp vết thương của trẻ nhanh lành lại.
- Việc bổ sung vitamin C hàng ngày giúp giảm tình trạng còi xương xảy ra ở trẻ nhỏ, bởi nó ngăn cản quá trình phá vỡ mô trên cơ thể của các loại virus khác.
- Vitamin C hỗ trợ trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp chất có tên là Carnitine – hỗ trợ vận chuyển và phân huỷ axit béo để tạo năng lượng cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, vitamin C còn là một chất chống oxy hoá hiệu quả từ đó tạo ra một tấm khiên vững chắc chống lại sự tác động xấu từ ngoại cảnh nhằm nâng cao sức đề kháng của trẻ. Không những thế, còn giúp trẻ tránh các bệnh như chảy máu chân răng, thiếu máu, nhiễm khuẩn nặng hơn là gây nên các bệnh lý về tim mạch.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung vitamin C cho trẻ em hiệu quả
2. Những biểu hiện ở trẻ thiếu Vitamin C
Trẻ bị thiếu vitamin C luôn mắc phải những triệu chứng rất dễ bắt gặp. Cùng điểm qua những biểu hiện trẻ thiếu vitamin C phổ biến dưới đây:
2.1 Chảy máu cam thường xuyên
Chảy máu cam là một hiện tượng rất dễ thấy ở trẻ bị thiếu vitamin C. Lúc này mạch máu đang bị suy yếu và xuất hiện tình trạng giãn mao mạch dẫn đến chảy máu cam ở mũi. Cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết theo khuyến cáo của các bác sĩ và sử dụng các loại thực phẩm như dâu tây, chanh dây để trẻ dễ dàng hấp thụ.
2.2 Bị sưng và chảy máu ở lợi
Vitamin C giống như một thành phần nền tảng cho sức khỏe của răng lợi. Trẻ thiếu vitamin C rất dễ gặp vấn đề về răng lợi sưng đỏ và chảy máu mặc dù răng lợi vẫn được chăm sóc hàng ngày. Các nhà khoa học nghiên cứu rằng cần được cung cấp từ vitamin C với khối lượng 15 – 25mg/ngày.
2.3 Cơ thể mệt mỏi
Mặc dù ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ nhưng trẻ lúc nào cũng trong trạng thái uể oải, buồn ngủ vào ban ngày thì đây chính là biểu hiện trẻ thiếu vitamin C đặc trưng. Cha mẹ nên có phương pháp điều chỉnh lượng ăn hàng ngày, bổ sung thêm các thực phẩm như cam và quýt để trẻ duy trì được sự tỉnh táo, nhanh chóng điều chỉnh được đồng hồ sinh học cho phù hợp ở tương lai.
2.4 Da khô và bị xỉn màu
Trẻ em luôn có làn da mềm mịn mà bao người mong ước. Trong trường hợp, trẻ có hiện tượng khô da, nặng hơn là da bị xỉn màu thì khả năng cao là do thiếu một lượng lớn vitamin C cần thiết cho việc duy trì một làn da mềm mại, nhẵn mịn không tì vết. Bổ sung đủ liều lượng vitamin C mỗi ngày một cách khoa học sẽ giúp trẻ giữ được làn da hồng hào, mềm mịn.
Xem thêm: Những Dấu Hiệu Thiếu Vitamin C Phổ Biến Mà Bạn Nên Biết
2.5 Vết thương lâu lành
Thông thường ở trẻ khả năng tái tạo và khôi phục vết thương vô cùng nhanh. Nếu như trẻ chạy nhảy chẳng may bị vấp ngã nhưng vết bầm tím lưu lại trên cơ thể khá lâu hoặc các vết thương hở lâu lành thì đây chắc chắn là dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin C. Bởi vậy, ngoài việc chăm sóc vết thương để mau lành, các bậc cha mẹ cũng lên lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp để bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào các bữa ăn hàng ngày của trẻ.
2.6 Hay bị bệnh
Việc trẻ thường xuyên mắc bệnh trong khi điều kiện môi trường bình thường chứng tỏ cơ thể bé đang bị tổn thương, giảm khả năng miễn dịch do thiếu vitamin C. Khả năng miễn dịch kém khiến trẻ rất dễ bị ốm vặt, mắc các bệnh về đường tiêu hoá hoặc nặng hơn là nhiễm trùng.
Các phụ huynh nên nhanh chóng bổ sung vitamin C để hệ miễn dịch nhanh chóng được hình thành lại. Từ đó, cơ thể trẻ sẽ được kích thích sản xuất số lượng lớn tế bào bạch cầu để giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài môi trường.
2.7 Thường xuyên bị đau khớp
Các triệu chứng đau khớp do thiếu vitamin C là báo hiệu của cơ thể về việc thiếu hụt các loại collagen tổng hợp. Bổ sung thường xuyên mô hình chung sẽ tạo lên một tấm chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các “yêu quái” ngoài môi trường. Tránh để trẻ vận động mạnh khi cơ thể trẻ không được cung cấp vitamin C một cách thường xuyên.
2.8 Đột nhiên tăng cân
Dù trẻ ăn khẩu phần bình thường hoặc thậm chí là ăn rất ít nhưng cân nặng vẫn tăng một cách không kiểm soát là biểu hiện trẻ thiếu vitamin C. Cho trẻ sử dụng vitamin C với liều lượng phù hợp giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể một cách hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe, cung cấp năng lượng cho hoạt động ngày dài của trẻ.
2.9 Tóc gãy, rụng
rường hợp tóc gãy, rụng nhiều đặc biệt xuất hiện với tần suất lớn ở bé gái là cảnh báo khẩu phần dinh dưỡng của trẻ đang chưa được bổ sung đầy đủ vitamin C. Trong báo cáo nghiên cứu được đưa ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng thì vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen tự nhiên giúp chống rụng tóc hiệu quả, kích thích tóc mọc dày hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại rau xanh, kiwi,…
3. Bố mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ thiếu Vitamin C?
Thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài có thể gây đến những hậu quả khôn lường. Khi phát hiệu những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin C cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của các bác sĩ chuyên gia.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu bởi sữa mẹ hoàn toàn đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Không nên cho trẻ sử dụng vitamin C trong thời điểm này vì trẻ rất dễ bị ngộ độc do các cơ quan chức năng cơ thể chưa phát huy được hết công dụng của mình. Các bà mẹ cũng nên ưu tiên bổ sung vitamin C trong các thực phẩm hàng ngày để sữa mẹ có chất lượng tốt nhất khi cho trẻ bú.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C là một phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện để phòng ngừa vi chất này bị thiếu hụt trong cơ thể trẻ. Vitamin C xuất hiện nhiều trong các loại rau củ ớt chuông, cải bỏ xôi,… và trái cây, đu đủ, chanh, bưởi, ổi,… là những lựa chọn phù hợp cho vấn đề này. Cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sạch để chế biến vào cháo hoặc thức ăn với cơm hàng ngày cho trẻ.
Vitamin C khá nhạy cảm với nhiệt độ, nếu bảo quản và chế biến sai cách rất dễ khiến vi chất này bị hao hụt đi trong các thực phẩm đang được chế biến. Hãy tránh những cách chế biến sau để vitamin C tự nhiên không bị hao hụt.
- Đun sôi rau ở nhiệt độ lớn làm phá huỷ từ 26 – 70% vitamin C trong rau củ.
- Rau bị thái nhỏ và ngâm quá lâu sẽ khiến vitamin C bị hao hụt khá lớn.
- Thực phẩm sau khi mua không nên để quá lâu ngày trong tủ, không những mất đi vitamin C mà còn làm thực phẩm không còn tươi ngon như bạn đầu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Tùy vào thể trạng, độ tuổi mà các bậc phụ huynh cũng nên bổ sung đủ hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể của trẻ trong một ngày:
- Trẻ từ 0-6 tháng: 40mg/ngày
- Trẻ 7-12 tháng: 50mg/ngày
- Trẻ 1-3 tuổi: 15mg/ngày
- Trẻ 4-8 tuổi: 25mg/ngày
- Trẻ 9-13 tuổi: 45mg/ngày
- Trẻ từ 14-18 tuổi: 65-75mg/ngày.
Vitamin C có vai trò rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Vì cơ thể không có khả năng tự tái tạo vitamin này trong cơ thể nên cha mẹ cần xây dựng cho con trẻ chế độ ăn uống hợp lý để tránh trường hợp trẻ thiếu vitamin C. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Solife sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều hiểu biết về vitamin C!