Nhức Mỏi Tay Chân Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khắc Phục?

13.06.23 164

Thực tế, có rất nhiều người bệnh gặp phải hiện tượng tê bì, nhức mỏi tay chân mà không biết nguyên nhân do đâu. Do đó không có biện pháp khắc phục sớm, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy nhức mỏi chân tay thường xuyên là bệnh lý gì? Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Cùng Solife giải đáp!

Nhức mỏi tay chân là tình trạng phổ biến nhiều người

1. Nhức mỏi tay chân là bệnh gì?

Nhức mỏi tay chân là triệu chứng thường gặp và xuất hiện phổ biến vào thời điểm cuối ngày, ban đêm hoặc sáng ngủ dậy. Nhức mỏi, thậm chí đau nhức tay chân khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu và lười vận động. Nếu bệnh kéo dài và diễn ra thường xuyên sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Theo các chuyên gia, hiện tượng tay chân tê bì, nhức mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

1.1 Chấn thương thể thao

Việc tập luyện thể dục, thể thao có thể gây ra những chấn thương không mong muốn. Có thể kể đến như căng cơ, bong gân, gãy xương,…Chính những chấn thương này có thể là nguyên nhân gây đau nhức mỏi tay, chân thường xuyên.

1.2 Nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn/virus có thể gây ra tình trạng đau nhức khắp toàn bộ cơ thể, trong đó có nhức mỏi tay chân. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn có thể xuất hiện triệu chứng sưng hạch bạch huyết, sốt, buồn nôn, chóng mặt…

1.3 Bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, tấn công các tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp. Một số bệnh tự miễn phổ biến hiện nay như: Viêm cơ, Lupus ban đỏ hệ thống, đa xơ cứng (MS), viêm khớp dạng thấp,…

1.4 Bệnh gout

Tay chân bị sưng, đau nhức thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu bệnh gút. Người bị bệnh gút có thể gặp phải tình trạng sưng nóng, nhức mỏi tay chân đồng thời kèm theo triệu chứng sốt, đau đầu và mệt mỏi.

Tây chân tê bì, nhức mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh gout

1.5 Bệnh tiểu đường

Nguyên nhân nhức mỏi tay chân có thể là do lượng đường trong máu tăng cao, làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu ở ngoại biên. Mà đây thực chất là dấu hiệu cảnh báo sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

1.6 Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý trên, tình trạng nhức mỏi tay chân còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như:

  • Viêm đa rễ thần kinh.
  • Suy giãn tĩnh mạch.
  • Hội chứng suy nhược cơ thể.
  • Hội chứng chèn ép khoang.
  • Mất cân bằng các chất điện giải bên trong cơ thể.
  • Suy giáp.
  • Ngồi sai tư thế.
  • Ít/lười vận động.

2. Những đối tượng thường bị nhức mỏi tay chân

Nhức mỏi tay chân thông thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, trung niên. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng này đã phổ biến hơn ở nhiều những đối tượng khác nhau. Điển hình như:

  • Người lớn tuổi: Tuổi tác kéo theo quá trình lão hóa của xương khớp khiến các khớp tay, chân dễ bị ảnh hưởng dù chỉ từ những tác động nhẹ.

Người cao tuổi là đối tượng thường xuyên xuất hiện tình trạng tê bì, nhức mỏi chân tay

  • Vận động viên: Là đối tượng dễ bị đau nhức chân tay vì phải dùng nhiều sức lực tập trung ở 2 vùng chân, tay.
  • Người bị bệnh mãn tính: Một số bệnh lý về xương khớp, tiểu đường, tim mạch,… có thể gây nhức mỏi chân tay, cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Người ít vận động: Nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân,… thường phải đứng/ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
  • Người làm việc trong môi trường nặng nhọc: Thường xuyên lao động tay chân, khuân vác đồ nặng liên tục sẽ tạo áp lực lên xương khớp, từ đó gây ra tình trạng nhức mỏi tay chân.

3. Làm sao để khắc phục nhức mỏi tay chân?

Làm thế nào để có thể khắc phục các triệu chứng nhức mỏi chân tay? Đừng bỏ qua 4 phương pháp hiệu quả dưới đây:

3.1 Áp dụng các liệu pháp xoa bóp

Massage hoặc các liệu pháp xoa bóp chân giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó làm hạn chế cảm giác tê bì và nhức mỏi tay chân.

Cách thực hiện: Đặt ngón tay cái lên đầu bàn chân và ngón tay trỏ đặt lên gót chân, lần lượt massage bàn chân theo chiều kim đồng hồ, từ ngón chân cho tới gót chân và mắt cá chân. Sau đó làm ngược lại, thực hiện liên tục trong khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày.

Áp dụng liệu pháp xoa bóp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tê bì, đau nhức

3.2 Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Bên cạnh các liệu pháp xoa bóp, để làm giảm tình trạng nhức mỏi tay chân, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, từ bỏ các thói quen xấu và kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày. Cụ thể:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất như tôm, cua, cá, hải sản, các loại rau xanh, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa,… để giúp xương khớp chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D, kết hợp với việc tắm nắng vào sáng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, tăng khả năng hấp thu canxi.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (vitamin B1, B6, B12) để tăng cường lưu thông máu, giảm đau, nhức mỏi tay chân, hỗ trợ phục hồi chức năng dây thần kinh ở các cơ, khớp.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi.

3.3 Dùng các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe 

Một phương pháp hiệu quả không kém chính là sử dụng các loại TPCN tốt cho xương khớp. Sở dĩ những sản phẩm này đem lại hiệu quả thực sự là vì trong thành phần của chúng có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như: Glucosamine, vitamin, collagen loại 2, MSM. Những thành phần này đã mang lại rất nhiều công dụng tốt cho xương khớp, đặc biệt là trong việc giảm cảm giác tê bì, đau nhức chân tay.

Có thể bổ sung các dòng TPCN tăng cường sức khỏe xương khớp.

3.4 Đến khám bác sĩ khi gặp nhiều dấu hiệu bất thường

Nếu bị nhức mỏi chân tay thường xuyên và kéo dài, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trên đây là những lý giải của Solife về nguyên nhân xuất hiện tình trạng nhức mỏi tay chân và một số biện pháp khắc phục hiệu quả. Nhức mỏi tay chân không gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị kịp thời. Vì vậy, đừng quên thăm khám bác sĩ định kỳ hoặc khi cảm nhận được những dấu hiệu của bệnh!

Trần Hoàng Uyên (Senior Manager Pharmaceutical company) là chuyên gia cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý dược I tại Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và hiện đang công tác tại công ty dược phẩm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dược, chị Hoàng Uyên là chuyên gia cộng tác tham vấn y khoa cho danh mục blog cũng như các nội dung liên quan trên Solife. (Tran Hoang Uyen (Senior Manager Pharmaceutical company) is a senior specialist with many years of experience in the Pharmaceutical field. She graduated Bachelor of Pharmacy Management I at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City and is currently working for a pharmaceutical company. With more than 10 years of experience working in the pharmaceutical industry, Ms. Hoang Uyen is a medical consultant collaborator for content on Solife's website.)