Khu Mấn Là Gì? Trốc Tru Là Gì? Khám Phá Phương Ngữ Miền Trung

23.07.23 60

Các vùng miền khác nhau trên đất nước hình chữ S đều có những phương ngữ đặc trưng riêng, gây khó hiểu cho du khách. Khi đến miền Trung và đặc biệt là vùng Nghệ – Tĩnh, bạn sẽ nghe những từ độc đáo như “khu mấn” và “trốc tru“. Nhưng bạn có biết ý nghĩa của những từ ngữ này là gì không? Hãy cùng giải mã để hiểu rõ hơn về chúng.

Khu mấn là gì?

Khu mấn là một từ ngữ địa phương của người Nghệ An. Đến vùng du lịch Nghệ An, bạn có thể nghe người địa phương sử dụng từ này và không hiểu ý nghĩa của nó. Để giải thích ý nghĩa của “khu mấn“, chúng ta cần quay ngược dòng lịch sử một chút.

Trong những năm 60s đến 70s của thế kỷ 20, ở vùng Nghệ Tĩnh (bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), người ta thường dùng cụm từ “khu mấn” để chỉ phần mông mặc váy đen vải thô của phụ nữ lao động. Sau giờ làm việc vất vả trong ngày, các chị em, cô gái, bà mẹ thường ngồi trò chuyện vui vẻ với nhau, không để ý đến việc mình ngồi trên vệ cỏ, bãi đất hay bãi cát, dẫn đến phần mông bị dính bẩn.

Khu mấn là một từ đã có lâu đời

Những người nông dân sau khi làm việc ngoài đồng cày cấy, ai cũng bẩn thỉu và mệt mỏi. Họ ngồi bất cứ nơi nào thoải mái, không quan tâm đến chỗ ngồi hay vị trí cụ thể. Theo ngôn ngữ địa phương, “khu” chỉ phần mông, “mấn” chỉ váy. Như vậy, từ “khu mấn” có ý nghĩa như sau: Khu mấn được sử dụng để miêu tả phần mông quần bị bẩn, cũng có thể ám chỉ việc làm và thái độ không tốt, không vừa mắt hoặc xấu xí.

Trốc tru là gì?

Trốc tru” là một từ ngữ phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội, có nguồn gốc từ Nghệ An và được người dân địa phương sử dụng thường xuyên. Đây là một từ lóng có ý nghĩa ẩn dụ, không phải ai cũng hiểu.

Trốc tru chỉ người bướng bỉnh, cứng đầu

Từ “trốc” có nghĩa là cái đầu, còn “tru” chỉ con trâu (hay còn được gọi là “trú” trong tiếng người dân Nghệ An). Khi ghép lại, “trốc tru” mang nghĩa là đầu của con trâu. Từ này thường được sử dụng để chỉ những người có tính cách ngang bướng, khó chịu, bảo thủ, không chịu tiếp thu hay lắng nghe chia sẻ ý kiến từ người khác.

Trốc tru mang ý nghĩa trêu đùa 

Tuy nhiên, trái với quan niệm tiêu cực hoặc chỉ trích, “trốc tru” thường được sử dụng như một cách để đùa giỡn vui vẻ giữa mọi người. Bạn có thể chưa biết, nhưng “trốc tru” rất phổ biến ở Nghệ An, và mọi tầng lớp đều biết và sử dụng nó trong mọi tình huống. Ngoài ra, âm điệu của cụm từ này cũng vui tai, điều này khiến nó được giới trẻ ưa chuộng.

Lời kết

Ngoài “khu mấn” và “trốc tru”, vùng Nghệ Tĩnh nói riêng và các tỉnh thành miền Trung nói chung vẫn sở hữu rất nhiều từ địa phương khác, khiến bạn cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu nghe. Nếu bạn có kế hoạch du lịch miền Trung hoặc có nhiều bạn bè là người miền Trung, học một số phương ngữ sau sẽ giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn.

Việt Nam có 63 tỉnh thành và 54 dân tộc, tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, tập tục ở từng vùng miền. Cùng theo dõi Solife để cập nhật thêm nhiều kiế thức thú vị nhé!

Trần Hoàng Uyên (Senior Manager Pharmaceutical company) là chuyên gia cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý dược I tại Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và hiện đang công tác tại công ty dược phẩm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dược, chị Hoàng Uyên là chuyên gia cộng tác tham vấn y khoa cho danh mục blog cũng như các nội dung liên quan trên Solife. (Tran Hoang Uyen (Senior Manager Pharmaceutical company) is a senior specialist with many years of experience in the Pharmaceutical field. She graduated Bachelor of Pharmacy Management I at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City and is currently working for a pharmaceutical company. With more than 10 years of experience working in the pharmaceutical industry, Ms. Hoang Uyen is a medical consultant collaborator for content on Solife's website.)