Bệnh Gút Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị


Từng được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” thế nhưng ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh gout (gút) ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Gút là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gút như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh lý này? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Solife giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Bệnh gút là bệnh gì?
Gout là bệnh gì? Gút là một dạng của viêm khớp, xảy ra khi trong máu có chứa nhiều acid uric tạo thành các tinh thể sắc nhọn, gây lắng đọng tại các khớp xương. Lúc này, các khớp thường bị sưng đỏ và đau dữ dội, nhất là tại các vị trí như: ngón tay, khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân hoặc mắt cá chân,…
Bệnh có khả năng tái phát cao, gây nhiều đau đớn cho người bệnh và sẽ phát triển nhanh chóng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới cao hơn nữ giới và phổ biến ở độ tuổi ngoài 30.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì?
Thông thường, chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức ổn định: 210 – 420 umol/L với nam giới và 150 – 350 umol/L với nữ giới. Khi nồng độ acid uric tăng cao, thận không thể đào thải được hết ra ngoài sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Ngoài ra, tình trạng gout cũng có thể do các nguyên nhân thứ phát như mắc bệnh về máu, điển hình như: Bệnh đa hồng cầu, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương hoặc do quá trình sử dụng thuốc khi điều trị các bệnh lý ác tính.
Bệnh này có thể do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường. Dưới đây là một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout:
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm hoặc các loại động thực vật chứa nhiều purin như: Hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật,…
- Mắc các bệnh lý về thận, từ đó làm giảm chức năng đào thải của thận, cơ thể ngày càng tích tụ nhiều acid uric.
- Uống bia rượu và sử dụng các loại chất kích thích thường xuyên, không kiểm soát.
- Sử dụng các loại thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như: Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị cao huyết áp,…
- Gia đình có người thân đã từng mắc bệnh gout hoặc người thừa cân, béo phì, cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
3. Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh gút
Dấu hiệu của bệnh gút là gì? Thông thường, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng sau:
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh, chán ăn,…
- Đau khớp dữ dội, nhất là ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Dần dần lan ra vùng khớp háng, vai và vùng chậu,…
- Viêm và tấy đỏ: Các phần khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh sẽ trở nên sưng, nóng và đỏ lên.
- Không thể cử động như bình thường, do bệnh gút đang làm giới hạn phạm vi hoạt động của khớp.
Cách chẩn đoán bệnh gout khá dễ dàng, nhất là trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình kể trên. Tuy nhiên, có một số triệu chứng đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm mới có thể chẩn đoán bệnh. Có thể kể đến:
- Xét nghiệm máu: Nếu nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu thì có nguy cơ cao bạn đã bị bệnh gout.
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp CT hoặc chụp X-quang để phát hiện các tổn thương khớp và những dấu hiệu ban đầu của bệnh.
- Kiểm tra dịch khớp.
4. Bệnh gút điều trị như thế nào?
Biết được gút là bệnh gì nhằm mục đích tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 4 cách hiệu quả giúp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng của gout mà bạn có thể tham khảo:
4.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những phương pháp điều trị bệnh gút tại nhà hiệu quả và an toàn. Bởi thực tế, chế độ ăn nhiều đạm, ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Người bệnh nên tránh bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, tôm, cá, hải sản…Thay vào đó, hãy ăn nhiều hoa quả và rau xanh, kết hợp với việc uống nhiều nước để giảm viêm, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài.
4.2 Kiêng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
Để hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, người bệnh cần tránh xa thuốc lá, bia rượu cũng như các chất kích thích. Bởi thực tế, những chất này chính là nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến tình trạng sưng, viêm ngày một nghiêm trọng hơn.
4.3 Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress
Một trong những phương pháp điều trị gout hiệu quả không kém chính là luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Người bị bệnh gout nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra có thể kết hợp với chế độ luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
4.4 Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Người bị bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hoặc các TPCN để điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian lành tính giúp chữa trị bệnh gút tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại thường khá lâu và không quá rõ rệt.
Để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc tây được kê đơn từ bác sĩ như: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), colchicine, các thuốc nhóm corticoid,… Bổ sung thêm các loại TPCN hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường sức khỏe xương khớp cũng là một giải pháp hiệu quả để sớm cải thiện tình trạng bệnh này.
Trên đây là những lý giải của Solife về bệnh “gút là bệnh gì”, nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biện pháp điều trị. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với việc vận động, luyện tập thể dục thể thao để ngăn ngừa bệnh gout và các biến chứng nguy hiểm.