Canxi thực vật là gì? Các loại thực vật giàu canxi


Canxi là loại khoáng chất vô cùng phổ biến trong đời sống thường ngày. Thế nhưng, chúng ta thường bắt gặp nhiều dạng canxi vô cơ thay vì canxi hữu cơ (canxi từ thực vật). Vậy thế nào là canxi thực vật, chúng có nhiều trong những loại thực phẩm nào? Hãy để Solife Việt Nam giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Canxi thực vật là gì?
Canxi hữu cơ (canxi thực vật) là dạng canxi từ tự nhiên, được cấu thành từ ion canxi cùng với một số hợp chất như: Canxi caseinate, canxi gluconat, canxi hydroxyapatite. Loại canxi này có nguồn gốc chủ yếu từ các loại động, thực vật.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người lựa chọn canxi hữu cơ cho cơ thể. Bởi đây là loại canxi dễ hòa tan, giúp cơ thể hấp thụ nhanh, nhiều và hiệu quả hơn. Mặt khác, chúng dễ dàng có thể đào thải qua nước tiểu, giúp giảm nguy cơ lắng đọng canxi, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Canxi hữu cơ thường không có mùi, hoặc mang mùi vị tự nhiên nên rất dễ uống. Hầu hết mọi đối tượng, nhất là trẻ em và người cao tuổi đều có thể bổ sung hằng ngày cho cơ thể.
2. Các loại thực vật chứa nhiều canxi
Cơ thể chúng ta tiêu thụ rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, mỗi loại thực phẩm sẽ có chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định để đáp ứng nhu cầu của mỗi người. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu canxi mà bạn không nên bỏ qua trong những bữa ăn hằng ngày:
- Các loại hạt (hạt vừng, hạt lanh, hạnh nhân, macca..): Chúng có chứa hàm lượng canxi thực vật, sắt, mangan cùng với chất béo có lợi cho sức khỏe.
- Phomai: Dinh dưỡng có từ phomai giúp phòng tránh nguy cơ tiểu đường, đột quỵ, nhất là ở người cao tuổi. Thực tế, mỗi miếng phomai có thể đáp ứng từ 5 – 20% nhu cầu canxi hằng ngày của cơ thể.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trong sữa có chứa canxi hòa tan, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ tối đa. Đặc biệt, sữa chua là loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất và men vi sinh rất tốt cho đề kháng và tiêu hóa. Hãy bổ sung ít nhất 1 ly sữa tươi hoặc 1 hũ sữa chua mỗi ngày.
- Các loại đậu (đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan không chỉ chứa nhiều canxi mà còn có hàm lượng chất xơ, protein cao, tốt cho sức khỏe.
- Các loại rau (rau dền, rau cải xoăn, cải bó xôi, rau chân vịt, củ cải, măng tây, súp lơ, cải xoong) cung cấp lượng lớn canxi và chất xơ cho cơ thể. Chúng còn giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa.
Đây đều là những loại thực vật có hàm lượng canxi rất cao. Bên cạnh đó, canxi hữu cơ còn có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi, cá mòi. Vì vậy, trong thực đơn hằng ngày của mình, đừng bỏ qua 2 loại cá giàu protein, omega 3 này nhé.
3. Cách bổ sung canxi thực vật hiệu quả
Trên thực tế, có 2 cách đơn giản để bổ sung canxi từ thực vật: Thông qua thức ăn và thông qua các chế phẩm dạng uống.
Với cách thứ nhất, hãy thường xuyên cung cấp những loại thực phẩm giàu canxi cho cơ thể trong những bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên nên ăn uống vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gây ra béo phì hoặc những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Với những đối tượng như phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ đang trong độ tuổi phát triển hay người mắc các vấn đề về xương khớp sẽ có nhu cầu cao hơn so với người bình thường. Do vậy, bổ sung canxi từ các chế phẩm là một giải pháp hiệu quả khi nguồn thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc, TPCN bổ sung canxi thực vật khác nhau. Tuy nhiên, hãy cân nhắc dựa trên nhu cầu thực tế của bản thân, lựa chọn sản phẩm chất lượng, tốt hơn hết là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mời bạn tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách bổ sung canxi và những lưu ý quan trọng
4. Những lưu ý khi bổ sung canxi thực vật
Canxi thực vật được đánh giá là lành tính, không gây hại đối với sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, để có thể hấp thụ hiệu quả, hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe, hãy chú ý:
Thứ nhất: Lựa chọn đúng nguồn bổ sung canxi hữu cơ giúp cơ thể hấp thu dễ dàng nhất. Nên ưu tiên chọn loại canxi này từ thực phẩm, trường hợp không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể thì mới nên tham khảo các loại thuốc, TPCN giàu canxi hữu cơ để có thể cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm: Danh sách top 10 loại rau nhiều canxi tốt cho xương khớp
Thứ hai: Bổ sung canxi nói chung và canxi thực vật hữu cơ nói riêng theo đúng hàm lượng đã được được WHO khuyến cáo. Cụ thể:
- Đối với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Khoảng 210mg/ngày.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: Khoảng 270mg/ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Khoảng 500mg/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Khoảng 800mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 18 tuổi: Khoảng 1.300mg/ngày.
- Người lớn từ 19 – 50 tuổi: Khoảng 1.000mg/ngày.
- Với người trên 51 tuổi, phụ nữ mang thai, đang trong giai đoạn cho con bú hoặc một số đối tượng đặc biệt khác nên cung cấp đủ 1.200 – 1300mg canxi/ngày.
Thứ ba: Ưu tiên bổ sung canxi vào buổi sáng hoặc buổi trưa để mang đến hiệu quả tốt nhất. Nên dùng canxi trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn khoảng 1 tiếng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của dạ dày.
Thứ tư: Canxi thực vật dù an toàn, tuy nhiên không nên bổ sung cùng lúc với sắt hoặc một số loại thuốc điều trị khác để tránh những tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả của nhau.
Thứ năm: Bổ sung đúng hàm lượng cho phép, không nên lạm dụng và bổ sung canxi quá liều trong thời gian dài.
Thứ sáu: Kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thường xuyên, tránh xa bia, rượu, thuốc lá cũng như các chết kích thích để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng hiệu quả sử dụng canxi.
Xem thêm: Các bài tập thể dục tốt cho xương khớp mà bạn có thể thực hiện tại nhà
Kết luận
Qua bài viết này của Solife, hy vọng bạn đọc đã có thể nắm rõ được canxi thực vật là gì cũng như cách bổ sung loại canxi này an toàn và hiệu quả nhất. hãy vận dụng những kiến thức hữu ích trong bài viết này để bảo vệ xương khớp chắc khỏe, phát triển tốt và một cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống.