7 Dấu Hiệu Thừa Canxi Gây Nguy Hiểm Cho Cơ Thể


Thừa canxi là tiền đề cho các bệnh lý như sỏi thận, cản trở hoạt động của não và tim. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Hãy cùng Solife tìm hiểu 7 dấu hiệu thừa canxi cơ bản thường gặp để từ đó có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Tóm tắt nội dung bài viết:
- Dấu hiệu thừa canxi: Táo bón, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, đi tiểu nhiều, đau xương và cơ, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim.
- Nguyên nhân gây thừa canxi: Chế độ ăn uống không cân đối, sử dụng quá nhiều sản phẩm bổ sung canxi, bệnh lý như tăng hoạt động tuyến giáp hoặc sarcoidosis.
- Tác hại của dư thừa canxi: Hình thành sỏi thận và tắc nghẽn đường tiểu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch, gây rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh, loãng xương và vấn đề liên quan.
- Cách phòng ngừa dư thừa canxi: Tuân thủ liều lượng canxi, cân bằng dinh dưỡng, không tự ý bổ sung canxi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện hoạt động thể chất và luyện tập.
1. Dấu hiệu thừa canxi bạn cần biết
Thừa canxi là tình trạng nồng độ canxi trong cơ thể cao hơn mức bình thường theo nghiên cứu của các chuyên gia. Sau đây là những dấu hiệu của việc thừa canxi mà bạn cần biết.
1.1 Táo bón là dấu hiệu thừa canxi
Dấu hiệu thừa canxi dễ thấy nhất là táo bón. Mặc dù canxi rất cần thiết cho cơ thể nhưng lại khó hấp thụ hết. Cơ thể bình thường chỉ hấp thụ được từ 40%–60% lượng canxi cung cấp hàng ngày. Lượng canxi dư thừa kết hợp với chất xơ trong thực vật bị đào thải ra ngoài. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, canxi có tính hút nước rất cao nên canxi sẽ hút cạn nước làm phân cứng tại ruột non, gây táo bón.
1.2 Buồn nôn, đau bụng
Người thừa canxi rất dễ chóng mặt, buồn nôn. Do cơ thể thừa canxi nên tuyến cận giáp sản xuất hormone nhiều hơn so với bình thường, gây nguy cơ tạo bệnh cường giáp. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường hay buồn nôn. Không những thế, còn ảnh hưởng đến dạ dày, tạo ra cảm giác cồn cào khó chịu.
1.3 Dấu hiệu thừa canxi là biếng ăn
Biếng ăn là dấu hiệu của thừa canxi không chỉ xuất hiện ở trẻ mà còn ở người lớn. Nguyên nhân là do cung cấp quá nhiều canxi gây nên tình trạng ăn không ngon miệng, tiêu chảy ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hoá làm ta thấy lười ăn. Khi ấy cơ thể xanh xao, mệt mỏi và có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Lượng canxi cung cấp cho cơ thể quá nhiều thì các chất dinh dưỡng khác sẽ khó được hấp thụ hơn.
1.4 Đi tiểu nhiều, đi tiểu ra máu
Khi thừa canxi, cơ thể sẽ luôn ở trạng thái thiếu nước nên người thừa canxi thường hay uống rất nhiều nước. Trong một ngày người bị thừa canxi sẽ có nhu cầu đi tiểu rất nhiều lần, thậm chí là tiểu rắt, tiểu ra máu. Thận phải làm việc liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của các cơ quan khác, gây rối loạn hệ điều hành trong cơ thể.
1.5 Đau xương và các cơ
Triệu chứng thừa canxi dễ cảm nhận nhất là tình trạng đau xương và các cơ. Vì canxi chiếm đến 99% và là thành phần chính của xương, răng. Cung cấp quá nhiều canxi sẽ gây nên tình trạng biến dạng cột sống, đau xương khớp, vôi hoá xương,… làm cho cơ thể kém linh hoạt, dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bổ sung thừa canxi cũng gây nên trạng thái chuột rút, co cơ, gây đau mỏi các cơ trong cơ thể.
1.6 Thường xuyên mệt mỏi và mất tập trung
Lượng canxi dung nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ làm cho canxi trong máu tăng lên, cản trở hoạt động căn bản của não. Từ đó khiến bạn bị mất tập trung, mệt mỏi. Nếu bạn không thư giãn hoặc tìm các liệu pháp điều trị thích hợp sẽ mắc phải căn bệnh trầm cảm.
1.7 Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu thừa canxi
Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu thừa canxi nặng nhất mà cơ thể gặp phải. Khi lượng canxi tăng quá nhiều khiến cho nồng độ canxi trong máu tăng cao đột biến, gây rối loạn nhịp tim. Lúc ấy cơ thể sẽ tiết ra nhiều loại hormone khác nhau làm cho hệ tim mạch hoạt động không được ổn định. Dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khiến cơ thể bị mệt mỏi và chóng mặt nhiều lần trong một ngày.
2. Nguyên nhân gây thừa canxi
Những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng thừa canxi là:
2.1 Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Một chế độ ăn uống giàu canxi mà thiếu các yếu tố khác như vitamin D, magnesium hoặc vitamin K có thể dẫn đến thừa canxi. Bên cạnh đó, việc uống quá nhiều sữa thay cho nước lọc cũng khiến con người dễ mắc phải tình trạng thừa canxi. Cần tìm hiểu và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng an toàn, hiệu quả.
2.2 Dùng quá nhiều sản phẩm bổ sung canxi
Nếu bạn sử dụng quá nhiều viên uống canxi hoặc các loại bổ sung canxi mà không cần thiết, cơ thể có thể tích tụ lượng canxi dư thừa. Trước khi bổ sung, bạn cần tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để tránh dư thừa canxi trong cơ thể.
2.3 Dư thừa canxi do mắc các bệnh lý
Có một số trường hợp, dư thừa canxi là do bệnh lý của cơ thể. Một số bệnh như:
- Các vấn đề về tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động quá mức (tăng hoạt động) có thể gây thừa canxi.
- Sarcoidosis – một bệnh lý viêm kháng tự, có thể là nguyên nhân gây thừa canxi trong cơ thể.
- Tăng hấp thụ canxi từ ruột.
Xem thêm:
- Các dấu hiệu tụt canxi bạn nên lưu ý
- Canxi là gì? Vai trò của canxi đối với cơ thể quan trọng thế nào?
- 7 loại thực phẩm giàu canxi cho người già nên bổ sung
3. Tác hại khi dư thừa canxi
Dư thừa canxi (cường canxi) trong cơ thể có thể gây ra một số tác hại và vấn đề liên quan đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại tiềm ẩn khi dư thừa canxi:
Hình thành sỏi thận
Lượng canxi dư thừa tích tụ lại có thể góp phần vào hình thành sỏi thận. Sỏi thận có thể gây đau, rối loạn tiểu tiện và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tắc nghẽn đường tiểu.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa canxi trong cơ thể có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và xơ vữa động mạch.
Tác động đến hệ tiêu hóa
Dư thừa canxi có thể gây ra táo bón, khó tiêu và các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
Tác động đến hệ thần kinh
Canxi dư thừa có thể gây ra các triệu chứng như mất tập trung, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, và tình trạng thần kinh không ổn định.
Loãng xương
Trong một thời gian dài nếu như xương giải phóng quá nhiều canxi sẽ làm cho xương mỏng, yếu hơn gây chứng loãng xương, còi xương ở người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, thừa canxi cũng gia tăng các chứng như gù lưng, cong vẹo cột sống,…
4. Cách phòng ngừa để cơ thể không bị dư thừa canxi
Để phòng ngừa tình trạng dư thừa canxi trong cơ thể, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
Tuân thủ liều lượng canxi được khuyến nghị
Đối với người trưởng thành, nhu cầu hàng ngày về canxi thường là khoảng 1000-1200mg. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe riêng của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết liều lượng canxi phù hợp cho bạn.
Cân bằng dinh dưỡng
Đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, bao gồm các nguồn canxi tự nhiên như sữa và sản phẩm từ sữa tách béo, cá, hạt, rau xanh, đậu, và các loại thực phẩm giàu canxi khác. Đồng thời, cần cân nhắc cung cấp đủ các chất khác như vitamin D, magnesium và vitamin K, vì chúng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hấp thụ và sử dụng canxi.
Không tự ý bổ sung canxi
Nếu bạn thấy cơ thể cần bổ sung canxi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung canxi nào. Họ có thể đánh giá nhu cầu cụ thể của bạn và đưa ra liều lượng canxi thích hợp cho cơ thể bạn.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ
Định kỳ kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến canxi trong cơ thể. Từ đó, giúp bạn kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng canxi theo cách đúng.
Khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm máu sẽ giúp bạn sớm phát các vấn đề liên quan tới canxi. Từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng canxi đúng cách.
Tích cực hoạt động thể chất
Luyện tập thể dục hàng ngày và tăng cường hoạt động hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe chung. Bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc các chuyên gia để có một chế độ luyện tập phù hợp và an toàn.
Tóm lại, việc duy trì cân bằng canxi là quan trọng, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa canxi trong cơ thể. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Solife sẽ giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn về tình trạng dư thừa canxi trong cơ thể, để kịp thời điều chỉnh tránh nguy hiểm cho sức khoẻ của bản thân.